Giá cà phê giảm nhẹ
Trên thị trường thế giới, kết thúc phiên giao dịch, giá cà phê Robusta trên sàn London ngày 16/6/2024 lúc 4 giờ 30 giảm mạnh ở mức 3.713- 4.115USD/tấn. Cụ thể, kỳ hạn giao hàng tháng 7/2024 là 4.115 USD/tấn (giảm 106 USD/tấn); kỳ hạn giao hàng tháng 9/2024 là 4.009 USD/tấn (giảm 84 USD/tấn); kỳ hạn giao hàng tháng 11/2024 là 3.867 USD/tấn (giảm 67 USD/tấn) và kỳ hạn giao hàng tháng 1/2025 là 3.713 USD/tấn (giảm 47 USD/tấn).
Tương tự, giá cà phê Arabica trên sàn New York sáng ngày 16/6/2024 giảm nhẹ, mức giảm từ 221.95 - 224.15 cent/lb. Cụ thể, kỳ hạn giao hàng tháng 7/2024 là 224.15 cent/lb (giảm 1,9%); kỳ giao hàng tháng 9/2024 là 224.40 cent/lb giảm 1,85 %); kỳ giao hàng tháng 12/2024 là 223.20 cent/lb (giảm 1,8%) và kỳ giao hàng tháng 3/2025 là 221.95 cent/lb giảm 1,6%).
Giá cà phê giảm 4.000 đồng/kg tại thị trường trong nước tuần qua. Ảnh minh hoạ
Giá cà phê Arabica Brazil sáng ngày 16/6/2024 giảm nhẹ. Cụ thể, kỳ hạn giao hàng tháng 7/2024 là 281.05 USD/tấn (giảm 2,5 %); kỳ giao hàng tháng 9/2024 là 275.90 USD/tấn (tăng 0,15%); kỳ giao hàng tháng 12/2024 là 270.20 USD/tấn (giảm 2.95%) và giao hàng tháng 3/2025 là 269.50 USD/tấn (giảm 2,1%).
Tại thị trường trong nước, giá cà phê được cập nhật lúc 4 giờ 30 phút ngày 16/6/2024 như sau, theo trang www.giacaphe.com, giá cà phê trong nước hôm nay quay đầu giảm nhẹ nằm trong khoảng 119.000-120.200 đồng/kg. Hiện giá mua trung bình tại các tỉnh Tây Nguyên là 120.100 đồng/kg, giá mua cao nhất tại tỉnh Đắk Nông 120.200 đồng/kg.
Cụ thể, giá cà phê thu mua tại tỉnh Gia Lai (Chư Prông) là 120.000 đồng, ở Pleiku và La Grai cùng giá 119.900 đồng/kg Tại tỉnh Kon Tum ở mức giá 120.000 đồng/kg; Tại tỉnh Đắk Nông cà phê được thu mua với giá cao nhất 120.200 đồng/kg.
Giá cà phê nhân xô (cà phê nhân, cà phê nhân tươi) tại tỉnh Lâm Đồng ở các huyện như Bảo Lộc, Di Linh, Lâm Hà, cà phê được thu mua với giá 119.000 đồng/kg.
Tại tỉnh Đắk Lắk; ở huyện Cư M'gar cà phê được thu mua ở mức khoảng 120.000 đồng/kg, còn tại huyện Ea H'leo, thị xã Buôn Hồ được thu mua cùng mức 119.900 đồng/kg.
Giá tiêu "hạ nhiệt" sau chuỗi ngày tăng nóng
Tại khu vực Tây Nguyên và Đông Nam Bộ biến động lên, xuống từ 1.000 đồng/kg ở một số địa phương, giao dịch quanh mốc 156.000 đồng/kg, giá mua cao nhất tại tỉnh Đắk Nông là 158.000 đồng/kg.
Theo đó, giá tiêu Đắk Lắk được thu mua ở mức 157.000 đồng/kg không điều chỉnh so với ngày hôm qua. Giá tiêu Chư Sê (Gia Lai) hiện ở mức 155.000 đồng/kg giữ nguyên giá so với ngày hôm qua. Giá tiêu Đắk Nông hôm nay ghi nhận ghi nhận ở mức giá 158.000 đồng/kg, tăng 1.000 đồng/kg so với ngày hôm qua.
Sáng nay 16/6, tại khu vực Tây Nguyên và Đông Nam Bộ biến động lên, xuống từ 1.000 đồng/kg ở một số địa phương, giao dịch quanh mốc 156.000 đồng/kg. Ảnh minh hoạ
Tại khu vực Đông Nam Bộ, giá tiêu hôm nay giảm 1.000 đồng/kg. Cụ thể, tại Bà Rịa – Vũng Tàu lên mức 156.000 đồng/kg, giảm 1.000 đồng/kg; tại Bình Phước, giá tiêu đạt mức 155.000 đồng/kg, giảm 1.000 đồng/kg.
Sau phiên hôm qua giảm mạnh, giá tiêu nội địa hôm nay tiếp tục biến động lên, xuống ở mốc 155.000 - 158.000 đồng/kg. Như vậy, giá tiêu trong nước hôm nay biến động ở hầu hết các địa phương trọng điểm so với hôm qua, mức lên, xuống 1.000 đồng/kg. Tại tất cả các địa phương, giá tiêu đều ở ngưỡng 155.000 đồng/kg trở lên. Giá tiêu cao nhất được ghi nhận ở mốc 158.000 đồng/kg.
Trên thị trường thế giới, kết thúc phiên giao dịch gần nhất, Cộng đồng Hồ tiêu Quốc tế (IPC) niêm yết giá tiêu đen Lampung (Indonesia) chốt tại 6.418 USD/tấn giảm 0,53%; giá tiêu đen Brazil ASTA 570 ở mức 7.900 USD/tấn; giá tiêu đen Kuching (Malaysia) ASTA giữ mức 4.900 USD/tấn.
Giá tiêu trắng Muntok 8.377 USD/tấn giảm 0,54%; giá tiêu trắng Malaysia ASTA vẫn ở 7.300 USD/tấn.
Giá tiêu đen Việt Nam đồng loạt đồng loạt tăng mạnh, 7.800 USD/tấn (tăng 6,84%); loại 550 g/l mức 8.000 USD/tấn (tăng 2,56%) ; giá tiêu trắng mức 12.000 USD/tấn (tăng 12,14%).
Chỉ trong mấy ngày trở lại đây, giá tiêu trong nước đã liên tục giảm và tăng mạnh đột ngột. Trong vòng 1 tháng qua, giá hồ tiêu đã tăng phi mã. Khoảng giữa tháng 5, giá hồ tiêu ở mức 120.000 đồng/kg thì đến cuối tháng 5 đã lên mức 127.000 – 129.000 đồng/kg và chạm mốc 150.000 đồng/kg vào ngày 5/6.
Với đà này, dự báo trong nửa cuối năm nay, hồ tiêu có thể sẽ đạt đến mốc 200.000 đồng/kg. Trong chu kỳ tăng sẽ có điều chỉnh ở một vài thời điểm do đầu cơ. Tuy nhiên nguồn cung thiếu hụt tiếp tục kéo giá tiêu đi lên trong dài hạn.
Ông Hoàng Phước Bính - Phó Chủ tịch thường trực của Hiệp hội Hồ tiêu Chư Sê (tỉnh Gia Lai), cho biết, tăng trưởng nhanh chóng của giá tiêu gần đây là kết quả của yếu tố đầu cơ. Hiện tại, với sự tăng giá trên thị trường thế giới, giá hồ tiêu nội địa vẫn thấp hơn, do đó, nhiều đại lý nhỏ lẻ đang tận dụng cơ hội này để găm giữ hàng và đẩy giá lên. Tâm lý chung của người trồng hồ tiêu là vui mừng với việc giá cao và mong muốn thêm tăng giá. Tuy nhiên, với các doanh nghiệp, việc điều chỉnh giá nhập vào và giá bán ra là cực kỳ quan trọng để tránh rủi ro về giá. Nếu giá hồ tiêu nội địa tăng, các doanh nghiệp cần điều chỉnh giá xuất khẩu tương ứng. Nếu không, họ sẽ phải đối mặt với rủi ro về uy tín và đơn hàng. Do đó, các chuyên gia ngành hàng đánh giá việc giá tiêu điều chỉnh giảm là điều cần thiết để “cân bằng” lại thị trường. Tuy nhiên, mặt bằng giá khó có thể giảm sâu khi giá tiêu đã bước vào chu kỳ tăng giá mới trong bối cảnh nguồn cung tiêu trên toàn cầu xuống thấp nhưng nhu cầu đang tăng trở lại. Hồ tiêu thường được trồng xen với cà phê và có sự liên quan mật thiết về giá, do đó, khi giá cà phê tăng, người dân cũng kỳ vọng giá tiêu sẽ tăng theo và có thể giữ hàng lại với hy vọng giá sẽ tăng. Điều này cho thấy một xu hướng tương tự có thể đang diễn ra với cả hai mặt hàng này trên thị trường. Giá tiêu tuần này có ngày tăng giảm bất thường trên dưới 10.000 đồng/kg. Nhiều chuyên gia dự đoán đây là hệ quả từ tình trạng đầu cơ “quá nóng”. Đồng thời, việc giá tiêu tăng cao có thể kích hoạt một bộ phận người trồng tiêu, đại lý xả bán tiêu tồn trữ từ các niên vụ khác ra thị trường. |